-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Mẹo hay rèn luyện sức khỏe với xe đạp
Thứ Th 3,
25/10/2016
Đăng bởi Trần Thông
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Để trở thành một phương tiện giao thông hoàn thiện như hiện tại, xe đạp đã trải qua một quá trình lịch sử phát triển với hàng loạt các cải tiến về công nghệ của các nhà phát minh. Xe đạp chính là một phương tiện giao thông xanh. Trong bối cảnh giá cả nhiên liệu đang leo thang như hiện nay, xe đạp là một giải pháp tiết kiệm, giảm ô nhiễm môi trường, và điều quan trọng là giúp chúng ta rèn luyện sức khỏe rất tốt.
Đi xe đạp là một phương pháp giúp giảm cân tự nhiên, tăng cường sức khỏe phổi. Sự hoạt động liên tục của các bắp thịt chân và bụng rất có ích cho hệ tiêu hóa và tổng quát. Đây cũng chính là phương pháp cải thiện chiều cao trong giai đoạn chiều cao vẫn còn phát triển nếu bạn đạp xe đúng cách từ 3 đến 6 giờ mỗi tuần.
Chọn xe đạp thể thao phù hợp
Để xe đạp có thể trở thành một người bạn đồng hành của bạn trên các chặng đường, và giúp bạn rèn luyện thể lực thì điều đầu tiên mà chúng ta quan tâm đó chính là chọn cho mình một chiếc xe đạp phù hợp. Dòng xe MTB được khuyên sử adụng cho những ai có nhu cầu tập thể dục vì bánh xe khá lớn, độ ma sát của bánh xe với đường chạy khá cao, sẽ tiêu tốn được nhiều năng lượng hơn. Tùy theo chiều cao của mỗi người chúng ta sẽ chọn cho mình kích cỡ xe đạp phù hợp.
Hướng dẫn rèn luyện đạp xe
Trước khi tập luyện 1 giờ, nên uống từ 1 đến 2 cốc nước và có một bữa ăn nhẹ để đáp ứng đủ năng lượng. Khởi động là một bước không thể thiếu để chuẩn bị cho buổi tập. Nên chọn giày vừa vặn với chân và thấm mồ hôi để bảo vệ chân và cổ chân tốt hơn. Bước cuối cùng là điều chỉnh yên xe, sao cho yên xe cao hơn tầm với chân một ít là được. Khi đạp xe, lòng bàn chân sẽ tiếp xúc tại khoảng một phần ba với bàn đạp để việc đạp được sử dụng lực vừa đủ và tròn vòng.
Trong lúc đạp xe phải giữ lưng thẳng chặt. Nên đạp xe từ 30-60 phút mỗi lần đạp. Ở 10 phút đầu, chỉ nên đạp chậm để làm nóng cơ thể. Hãy dành 1/3 thời gian để đạp với cường độ nhanh để tăng hiệu quả tập luyện. Việc đạp xe không nên quá lâu hoặc quá ngắn, chỉ nên đi xe khoảng 1h vì khi đi quá lâu sẽ gây tắc nghẽn lưu thông máu và chèn ép vùng nhạy cảm. Trong lúc đạp xe nếu bị tê cứng do bị chèn ép thì nên ngừng xe ngay lập tức.