Thứ Th 4,
29/12/2021
Đăng bởi My
Dịch bệnh COVID-19 đang diến biến phức tạp trên thế giới và Việt Nam, việc bảo vệ sức khỏe bằng cách tăng cường sức đề kháng là một trong những giải pháp quan trọng để phòng ngừa nguy cơ nhiễm bệnh, bên cạnh các biện pháp như đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên với xà phòng hoặc nước sát khuẩn...thì cân bằng dinh dưỡng là chìa khóa để tăng cường sức đề kháng. Việc chủ động tăng cường sức đề kháng qua dinh dưỡng và vận động để phòng chống dịch hiệu quả.
Theo khuyến cáo của ngành y tế, tập thể dục thể thao để rèn luyện, nâng cao sức khỏe là điều cần thiết trong “cuộc chiến” chống dịch Covid- 19. Với việc tập luyện thể thao trong “mùa” dịch đúng cách, mọi người còn có thể giải tỏa được tâm lý căng thẳng, lo lắng bị nhiễm bệnh, từ đó giúp nâng cao tinh thần và thể chất. Thay vì tập luyện những môn thể thao tập trung đông người thì việc đạp xe đạp hàng ngày và tuân thủ các nguyên tắc để bảo đảm an toàn cho chính mình và cộng đồng đang được cho là hình thức tập luyện phù hợp.
Vậy tập như thế nào là đúng cách để rèn luyện sức khỏe tốt hơn thì sau đây Fornix sẽ gợi ý một số cách để các bạn cùng tập luyện với Fornix để bảo vệ sức khỏe và cùng nhau vượt qua đại dịch Covid này nhé:
1. Chọn trang phục phù hợp
Hầu hết những môn thể thao đều yêu cầu có trang phục thoải mái để có những trải nghiệm tuyệt vời, môn thể thao đạp xe đạp không ngoại lệ. Không lựa chọn những trang phục quá chật, gây cảm giác có chịu. Tuy nhiên, trang phục quá rộng sẽ gây khó khăn trong quá trình đạp xe, những trường hợp quần áo rộng bị mắc vào xe là điều có thể xảy ra khi di chuyển.
Chúng ta thường bỏ quên những phụ kiện nhỏ nhặt như bao tay, đồ bảo hộ đầu gối,…trong quá trình đi xe đạp cũng có thể gặp những vấn đề về ngã xe do thời tiết trời mưa đường trơn trượt thì ngay lúc đó những phụ kiện này phát huy tác dụng cực kì quan trọng đối với chúng ta.
2. Thời gian đạp xe thích hợp
Như ở bài trước Fornix có nói, đạp xe mỗi ngày thì tốt nhưng với thời gian tầm 30-45 phút là hợp lý cho tình trạng sức khỏe. Các chuyên gia khuyến cáo rằng người lớn từ 18 đến 64 tuổi cần ít nhất 2 tiếng rưỡi hoạt động thể chất cường độ trung bình mỗi tuần để đạt và duy trì thể chất tốt. Nên thực hiện tối thiểu 150 phút mỗi tuần để đạp xe nhằm giữ gìn vóc dáng hoặc tăng thời gian đạp xe lên 30 đến 45 phút mỗi ngày để giảm cân và nhận được nhiều lợi ích cho sức khỏe.. Ngoài ra, chúng ta cũng nên bổ sung thêm bài tập rèn luyện sức khỏe bằng các bài tập thể dục khác ít nhất hai lần một tuần.
Đạp xe quá lâu cũng giống như việc ngồi một chỗ quá lâu sẽ khiến cho máu không thể lưu thông. Điều này gây ra những tác hại khôn lường như bệnh đau lưng, vẹo cột sống và chứng vô sinh ở nam giới...
3. Tư thế đạp xe đúng cách
Tư thế đạp xe rất quan trọng, tư thế đi xe đạp sai không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả rèn luyện mà còn rất dễ làm tổn thương cơ thể. Chẳng hạn như cúi đầu gù về trước, vẹo lưng, hông... đều là những tư thế không chuẩn xác. Trong khi đạp xe, phải giữ được lưng thẳng nhưng thoải mái, không hề phải gồng mình hay gượng ép. Tránh được các vấn đề như ngồi sai tư thế, lệch hông, mông, cong vẹo cột sống hay người quá khom gù về phía trước.
4. Tốc độ khi đạp xe
Khi bạn đạp xe với vận tốc nhanh, đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải thở nhanh, thở gấp, nên sẽ dễ dàng hít vào nhiều không khí độc hại. Còn khi bạn đạp xe với vận tốc chậm thì thời gian tiếp xúc với không khí ô nhiễm sẽ lâu hơn. Một kết quả nghiên cứu đã cho thấy rằng vận tốc trung bình của người đi xe đạp nên là trong khoảng từ 12km/h đến 20km/h khi đạp xe trên đường bằng phẳng. Tuy nhiên, vận tốc này cũng có thể thay đổi tăng hoặc giảm phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính người đi xe.
* Hotline: 1900 9038
* Trung tâm bảo hành và giới thiệu sản phẩm: 1067 Tạ Quang Bửu, Phường 6, Quận 8, TP.HCM.
VẬN CHUYỂN
MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN, SHIP COD TOÀN QUỐC
CHÍNH SÁCH BẢO HÀNH
BẢO HÀNH 12 THÁNG
CHÍNH SÁCH THANH TOÁN
HỖ TRỢ TRẢ GÓP LÃI XUẤT 0%
THANH TOÁN QUẸT THẺ TÍN DỤNG
HỖ TRỢ KỸ THUẬT
ĐỘI NGŨ TƯ VẤN NHIỆT TÌNH HỖ TRỢ 24/7 LIÊN HỆ 0931323009