Những điều nên đọc trước khi chọn mua xe đạp thể thao

Thứ Th 3,
25/10/2016
Đăng bởi Chu Chu Phung

BÀI VIẾT LIÊN QUAN


Bạn đang băn khoăn hay do dự trước quyết định chọn một chiếc xe đạp thích hợp với nhu cầu sử dụng của mình. FORNIX xin chia sẻ với bạn những thông tin cần thiết cho một quyết định mới để gắn bó lâu dài với “chiến mã sắt” sắp tới của bạn.

Trước tiên bạn cần lưu ý 3 điểm sau:

Thể loại xe đạp: Sự phân loại về dạng xe đạp thích hợp tùy vào mục đích và nhu cầu địa hình mà bạn muốn trải nghiệm sắp tới. Phần lớn phụ thuộc vào nơi mà bạn sẽ có kế hoạch đạp xe.

Tính năng và cấu tạo của xe đạp: Ngoài bộ khung sườn, một vài điểm trên chiếc xe đạp bạn cần quan tâm như hệ thống phuột nhún, hộp số, bộ đề, bộ phanh (thắng xe)… sẽ định hình giá trị và chất lượng một chiếc xe đạp.

Kích thước xe phù hợp: Hầu như đây là một điều quan trọng nhưng ít ai để ý đến, như sự chọn lựa size quần áo hay giày dép tùy vào chiều cao của bạn. Nhất định phải thích hợp với kích thước xe để tốt cho sức khỏe lâu dài mà bạn sẽ gắn bó cùng chiếc xe.

Các thể loại xe đạp: Để tìm ra loại xe đạp thích hợp với mình, trước tiên bạn phải biết được địa hình sẽ tham gia, ví dụ như: đường nhựa thông thường hay đường đá gồ ghề, hoặc cả hai loại. Một số xe đạp được thiết kế riêng cho một loại địa hình, trong khi với một sự thay đổi linh hoạt, chẳng hạn như việc thay đổi lốp (vỏ) xe nhanh chóng, thì bạn đã có thể an tâm trải nghiệm.

Phân loại xe đạp cơ bản:

Đường trường (trải nhựa phẳng): Xe đạp đua (xe đường trường), hay còn gọi là Road Bikes: chia ra làm các nhánh: Racing, Endutance, Cyclocross và Touring Bikes.

Đường mòn và đường đá gồ ghề: Xe địa hình (xe leo núi) hay còn gọi Moutain Bikes (gọi tắt là MTB): chia ra làm các nhánh: Trail, Cross-Country và All-moutain Bikes.

Đường vỉa hè hoặc đường đất vừa phải: Xe thích nghi (Hybrid Bikes) và Xe đặc biệt (Specialty Bikes) chia ra làm các nhánh: Cruiser, Cargo, Xe đạp điện - Eletric, Xe đạp gấp - Folding Bikes, Fixed Gear.

Xe đạp đua/đường trường (Road Bikes): Thích hợp khi chạy trên đường tráng nhựa, hoặc vỉa hè phẳng, được sử dụng cho các buổi tập thể dục, đi lại, đường dài, cho các sự kiện diễu hành, du lịch hay những trận đua xe đạp. Xe Road thường có tay lái thanh nhẹ, được thiết kế ở hai đầu tay lái hình đường cong uốn xuống. Khi bạn ngồi trên xe, vị trí tư thế ngồi đến tay cầm tạo ra một động lực học, giúp cho bạn đạt tốc độ cao một cách nhanh chóng và tốt nhất nhưng vẫn tiết kiệm năng lượng của cơ thể tối ưu. Mặc dù vậy, tư thế cúi gập người khi ngồi trên xe cũng có thể làm một số người không quen và bị mỏi và khó linh hoạt điều khiển tay lái, nên đôi khi có những thiết kế tay xe hơi thẳng lại để dễ thích nghi hơn. Bánh xe của loại này thường rất mỏng và phẳng trơn không gồ ghề, nhằm giảm diện tích ma sát với mặt đường đến mức thấp nhất, góp phần gia tăng tốc độ cao. Có 4 loại chúng ta có thể phân biệt trong Road Bikes như sau:

Racing Bikes: Thường khung sườn những chiếc xe này là siêu nhẹ được cấu tạo từ sợi carbon hoặc nhôm, và thiết kế thì cũng siêu mỏng, chủ yếu càng nhẹ càng tốt để dễ dàng cho các vận động viên đẳng cấp đạt vận tốc cao nhất trong thi đấu.

Endutance: Cũng có nhiều tính năng của một chiếc xe đạp đua nhưng thiết kế tay lái và khung sườn giúp bạn có tư thế ngồi thoải mái hơn, ví dụ như phần tay lái sẽ cao hơn yên nhằm giảm bớt áp lực lên lưng và cổ của bạn. Thêm phần nữa, diện tích vỏ xe tiếp xúc cũng rộng hơn. Một vài kiểu xe có dạng tay lái phẳng (thay vì cong như truyền thống) dành cho những ai thích phong cách thoải mái.

Cyclocross Bikes: Xe có trọng lượng nhẹ, sườn mỏng bình thường nhưng không quá cứng cáp. Dùng để di chuyển trong thành phố, trên vỉa hè, đường mòn có đá nhỏ, đường làng…  Thích hợp cho ai vừa mê tốc độ vừa phải đi địa hình, nên vỏ xe của loại này thuộc loại gai thường.

Touring Bikes: Xe đạp dạng Touring có nhiều hơn những điều chỉnh về thiết kế so với kiểu truyền thống, chiếc xe được tạo nên từ ý tưởng đạp xe du lịch đường dài. Khung sườn luôn rất chắc chắn để có thể tải nặng những vật dụng dùng trong du lịch cắm trại, nó có thể tải được nhờ giá đỡ ở cả phần bánh trước và bánh sau. Xe đa năng nhiều chi tiết đính kèm ở khắp các phụ tùng xe ngoài giá đỡ như: chắn bùn, gọng bình nước, bơm xe, đèn… Nhiều xe còn có chiều dài cơ bản (khoảng cách giữa hai trục đùm) dài hơn so với xe đạp khác. Ngoài ra, tay lái và yên xe cũng thiết kế với trọng tâm thấp hơn, để dễ dàng kiểm soát điểu khiển. Nhiều xe đạp Touring cũng có hệ thống phanh đĩa kèm theo, do giảm tải lực tốt hơn khi chở vật nặng đi trên đường địa hình. Trong dòng xe đạp này, bạn sẽ tìm thấy thêm hai loại là touring bikes and adventure touring bikes, chủ yếu để phân biệt đạp trên địa hình đường sỏi với vỏ trơn hoặc vỏ gai thường.

Xe địa hình (xe leo núi) hay còn gọi Moutain Bikes (gọi tắt là MTB): Được thiết kế với các đặc điểm và tính năng chống sốc, hệ thống phanh dĩa tốt hơn. Đặc trưng củ loại xe này là vỏ xe được cấu tạo rất gồ ghề và thiết kế của bộ bàn đạp cũng thấp hơn để xử lý tốt những địa hình đồi núi, dốc đá… Có nhữnfg loại chúng ta phân biệt như sau:

Trail Bikes: Đây là dạng xe phổ biến nhất trong dòng xe MTB vì dòng xe này không thuộc thể loại xe đua. Nếu bạn cần những buổi giao lưu đạp xe cùng bạn bè, nhưng vẫn kết hợp được với chút địa hình của đường phố thì đây là chiếc xe dành cho bạn. Dòng xe này trong thể loại chú trọng sự cân bằng, vừa vui, vừa hiệu quả và trọng lượng xe tổng thể cũng hợp lý, không quá nặng, không quá nhẹ. Thông số kỹ thuật tiêu biểu: 120-140mm hệ thống giảm sốc (suspension travel); thông số 67-69 ° góc nghiêng từ trục bánh xe đến mặt đường (head-tube angle). Thông số góc nghiêng này càng lớn thì chiếc xe sẽ đạt vận tốc lẫn leo dốc tốt hơn. Trái lại, nếu góc thấp xuống nghĩa là xe đạp có sự ổn định cao hơn với tốc độ cao nhưng khả năng leo dốc sẽ bị hạn chế.

Cross-Country Bikes: Đây là phong cách của thể loại xe đạp muốn đạt vận tốc cao trong khi leo dốc. Khoảng cách có thể thay đổi từ 2km hơn cho lần leo dốc, chủ yếu là phải thật hiệu quả và chiếc xe cũng phải nhẹ. Thích hợp cho những tay đua khỏe, thích sự cạnh tranh tốc độ cho những quãng đường. Thông số kỹ thuật tiêu biểu: 80-100mm hệ thống giảm sốc (suspension travel), số 70-71 ° góc nghiêng từ trục bánh xe đến mặt đường (head-tube angle).

Fat Bikes: Có lốp xe quá khổ bình thường, rất dày: từ 3,7 – 5in, đây là những chiếc xe cực kỳ bám đuờng vì độ ma sát cao, đặc điểm được phát huy tối ưu trong đường địa hình có cát hoặc tuyết. Đi trên địa hình gồ ghề đá cũng rất vững nhưng trái lại sẽ rất nặng, tốc độ không cao.

All-Moutain Bikes: Là bao gồm tất cả tính năng cho cấu hình xe được cân bằng nhất, người chơi phải có cơ đùi khỏe mạnh để đạp nặng hơn, đi những quãng đường dài hơn, nguy hiểm hơn nên cũng cần kỹ thuật khéo léo hơn. Địa hình dành cho loại xe đạp này tương đối đa dạng, có thể là nhân tạo hoặc tự nhiên tùy vào giải thi đấu hoặc đi trong rừng, miễn sao được thiết kế để đạt vận tốc tốt khi đua, vượt địa hình hay leo dốc. Thông số kỹ thuật tiêu biểu: 140-170mm hệ thống giảm sốc (suspension travel), số 65-68 ° góc nghiêng từ trục bánh xe đến mặt đường (head-tube angle).         

Downhill/Park Moutain Bikes: Hầu hết là một dạng đổ dốc nguy hiểm từ những dốc cầu thang hay đồi núi trập trùng. Thường độ dốc dành cho những loại xe này là rất lớn và nguy hiểm, tay đua buộc phải đội nón bảo hiểm “full-frame” là toàn bộ khuôn mặt và đầu, mặt áo giáp chuyên dụng dành cho bộ môn để bảo vệ cơ thể: hông sườn, lưng, tay, chân... Vì vận động viên tham gia môn này phải là những người chuyên nghiệp thực sự, họ phải biểu diễn, dùng lực hất xe, nhảy trên đá, nhào lộn qua những máng trượt gỗ… Thông số kỹ thuật tiêu biểu: 170-200mm hệ thống giảm sốc (suspension travel), số 63-65 ° góc nghiêng từ trục bánh xe đến mặt đường (head-tube angle).         

Hybrid Bikes: Là một sự kết hợp của các loại xe leo núi, đường trường và cả touring. Tất cả các tính năng được tổng hợp để tạo nên một chiếc xe đạp tương đối cho các tính năng mà người cần sử dụng. Chung qui, bạn sẽ có một chiếc xe được hiểu như sau: lốp xe bánh mỏng nhưng có gai nhỏ hoặc đường xẻ trên lốp, đó là sự kết hợp giữa xe đường trường và địa hình, yên xe thoải mái dạng touring. Bộ phuột cũng linh hoạt tùy chọn, một là dạng phuộc đơ của đường trường hoặc có thể thêm phuột nhún lò xo hay dầu. Bộ thắng cũng vậy, có thể là thắng dĩa kết hợp cùng thắng gôm. Nhiều mẫu xe còn thiết kế thêm giá đỡ, hệ thống đèn chiếu hoặc dè chắn bùn. Hiếm có hai chiếc xe Hybrid nào giống hệt nhau, vì sự trang bị là tùy vào người chủ nhân với các tính năng tùy ý mà họ có thể làm để thích hợp với việc đến nơi công sở hay dạo chơi.

Specialty Bikes: Thường là những chiếc xe có những tính năng cụ thể vào một mục đích cơ bản ví dư như là thẩm mỹ hình thể của xe, không cần kết hợp nhiều công năng khác, chủ yếu tập trung vào mẫu mã. Nếu xe tập trung công năng sẽ phát huy công năng duy nhất và đa phần di chuyển trong đô thị. Có 4 loại sau:

Xe cổ điển thông dụng (Cruiser Bikes): Được phát triển từ ý tưởng dạo quanh các thị trấn trong sự thanh lịch. Lốp xe đạp làm 26in, tư thế đạp thoải mái với lưng dựng thẳng, yên rộng chứ không hẹp như các loại khác. Loại này có thể chở thêm người được từ yên sau. Kiểu dáng rất cổ điển và đẹp, nhiều phong cách phối màu khác nhau.

Xe đạp chở hàng (Cargo Bikes): Với thiết kế khung đen được bo chung quanh viền bánh xe sau để có thể chở những vật có tải trọng nặng, xe đạp chở hàng sẽ khiến cho bạn dễ dàng trong những đô thị dùng mua hàng hóa hay chở người.

Xe đạp điện (Electric Bikes): Xe được trang bị động cơ chạy bằng năng lượng (có thể dùng điện sạc, năng lượng mặt trời…) trong một bình chứa. Nó giúp bạn leo dốc dễ dàng hoặc đỡ vất vả hơn nếu đạp quá xa và bị mệt mỏi. Nó còn có thể tích hợp tính năng chuyển hóa từ những vòng đạp thành năng lượng dữ trữ phòng khi bạn đã sử dụng hết bình.

Xe đạp gấp (Folding Bikes): Những chiếc xe đạp có thể được gấp gọn lại và đặt trong một túi, bạn có thể mang nó trên vai, trên tay hoặc cầm kéo đi dễ dàng. Thuận tiện cho những ai là hành khách trên những chuyến xe bus, tàu điện, tàu trên không… muốn di chuyển linh hoạt. Ngoài ra còn thích hợp với những không gian giới hạn như nhà chung cư hay văn phòng. Còn nếu ban thích du lịch cắm trại với gia đình bằng xe ô tô mà vẫn muốn đạp xe thì đây cũng là một lựa chọn thông minh vì xe có thể xếp lại bỏ gọn vào cốp.

Xe đạp Fixed Gear: là một loại xe đạp có nhông (líp) của xe gắn thẳng vào bộ truyền động của pê-đan. Khi đó, nếu bạn muốn phanh thì chỉ cần đạp ngược lại là xe sẽ không thể tiến tiếp được nữa. Bình thường những líp xe đều có vòng bi, nhưng fixed gear thì không, đó là lí do bạn đạp pê-đan về phía trước thì xe sẽ tiến lên, trái lại thì xe sẽ đi lùi. Với đặc điểm đó, dạng xe này không cần gắn phanh (thắng) nhưng cũng có thể gắn thêm thắng gôm nếu bạn cảm thấy không an toàn. Thường cấu tạo của những chiếc fixed gear là cực kì đơn giản và màu sắc cũng rất bắt mắt, nổi bật, tay lái cũng khá ngắn để bạn tập trung điều khiển hơn.

Bên cạnh đó, trên thị trường hiện tại cũng có những dòng xe cho giới khách hàng đặc biệt như:

Xe đạp trẻ em (Kids’ Bikes):  Từ các loại xe đạp có bánh xe hai bên hỗ trợ cho đến các xe đạp phiên bản tuổi “teen” có kích thước gần như xe đạp người lớn, có nhiều tùy chọn có sẵn cho trẻ em. Các yếu tố quan trọng nhất khi mua cho con em của bạn một chiếc xe đạp là về kích thước. Khi chọn lựa, hãy nhớ rằng xe đạp của trẻ em được đo bằng kích thước của bánh xe, không phải khung sườn. Các kích thước bánh xe phổ biến: 16, 20 và 24in, quan trọng là các em phải chống trụ được một cách thoải mái và cân bằng khi ngưng lại. Vì vậy, chúng tôi hi vọng bạn đừng bao giờ chọn một chiếc xe đạp quá khổ so với một đứa trẻ, và nghĩ rằng “nó sẽ mau lớn để sử dụng chiếc xe đạp đó”. Làm như vậy để con em bạn có đủ kỹ năng điều khiển một cách tự tin hơn khi chúng có thể xử lí những nguy hiểm, tạo sự cân bằng và an toàn cho chúng, để có nhiều niềm vui hơn là sự lo lắng. Đừng quên lúc nào cũng đội mũ bảo hiểm nữa nhé!

Xe đạp cho phụ nữ (Women’s Bikes): Những loại xe đạp như đường trường, MTB hay Hybrid Bikes dành cho nữ thì tay lái và yên xe được thiết kế để phù hợp hơn với hình thể và vóc dáng người phụ nữ. Ví dụ, độ dài của khung suờn sẽ ngắn hơn từ 1-3cm so với xe của nam. Do đó, khoảng cách từ yên đến tay lái cũng sẽ ngắn hơn và phù hợp hơn.

Xe biểu diễn (BMX): BMX (viết tắt của Bicycle Motocross) là bô môn xe đạp có bánh xe với bán kính từ 18 tới 24 inches (1 inch = 2.54 cm), và thông thường là 20 inches. BMX được chia làm 2 loại chính: BMX racing (thi đấu) là loại BMX đua ở các vòng đua bằng đất (không tráng nhựa) và BMX freestyle là loại BMX chủ yếu biểu diễn các "trick" (kỹ thuật) trên xe đạp BMX. Trong thể loại freestyle, BMX lại chia thành 5 "trường phái" khác nhau: street (đường phố), park (park đây là từ chữ skate park, sân chơi skate chứ không phải park là công viên), vert (vert = vertical ramp, dốc đứng), dirt (hay còn gọi là trail, địa hình) và flatland (bình địa). Ngoài ra còn có 3 trường phái khác High Jump, Leap of Faith và Drag.


Một khi bạn chọn cho mình được một loại xe đạp dựa vào những thông tin trên, tiếp đó, bạn sẽ muốn xem xét đến số lượng của các bánh răng, kích thước bánh xe, hệ thống phuột nhún, phanh, chất liệu khung sườn và tay lái.

Số lượng các bánh răng (Gears)

Có thể bạn hay nghe đến cụm từ “xe có 10 tốc độ”, sau đó bạn có thể ngạc nhiên khi biết chiếc xe đạp hằng ngày của mình có đến bao nhiêu cái bánh răng với 10 tốc độ hay không? Không có gì ngạc nhiên cả khi chúng ta sẽ có đến 18, 24, 27 hoặc hơn số tốc độ tỉ lệ thuận với số bánh răng (cả lip và đĩa cộng lại). Khi bạn để ý nhiều đến sự kết hợp của nhiều vòng quay thay đổi liên tục, rồi lip và đĩa nhiều như vậy có tác dụng như thế nào, thì mọi thứ sẽ trở nên phức tạp lắm.

Để hiểu đơn giản, điều quan trọng nhất là tùy vào mức độ tập luyện của bạn với địa hình mà bạn sẽ chọn hoặc trải nghiệm. Nếu địa hình có nhiều dốc, cầu, đồi lên lên xuống xuống, có nghĩa rằng bạn nên chọn nhiều lip và đĩa. Nếu bạn là một tay đua xe đạp thích vận tốc hoặc bạn chỉ đi trên địa hình bằng phẳng như đường trải nhựa, thì không cần thiết để có quá nhiều sự thay đổi lip và đĩa.\

Kích thước bánh xe (Wheel Size)

700C: Đây là bánh xe kích thước tiêu chuẩn được nhận thấy trên hầu hết các xe đạp đường trường (road) và xe đạp hybrid đa năng.

650c: Một số ít các xe đạp đường trường được thiết kế cho các bánh xe 650c. Để tạo sự tự tin hơn với những ai có chiều cao dưới 1m6.

26in: là kích thước chuẩn từ trước đến nay của một chiếc xe đạp địa hình thông thường, nhưng ngày nay, thông số đó đã có sự thay đổi hơn với 27, 5 và 29.

27,5in (còn được gọi là 650b): Hầu như đây là kích thước được nhiều người mê xe đạp địa hình lựa chọn vì tiêu chuẩn ở giữa bánh 26in và 29in, nó vừa dễ dàng vượt qua các chướng ngại vật hơn bánh 26in nhưng cũng linh hoạt hơn so với bánh 29in. Mặc dù vậy bạn cũng phải có chiều cao thích hợp với dòng bánh này.

29ers: Những chiếc xe có đặc trưng bánh 29in này sẽ hơi chậm khi tăng tốc, nhưng một khi bạn bắt đầu di chuyển đều thì vận tốc duy trì luôn luôn tốt, ngoài ra bạn còn có thể chinh phục địa hình tốt nhất. Sẽ phát huy tốt nhất khi bạn có kỹ thuật kiểm soát độ vững vàng trên chiếc xe, lợi dụng mức “đà” khi có vận tốc tốt, rồi tạo lợi thế chọn góc tốt để vòng bánh xe lăn qua tốt những chướng ngại vật cao. Hầu như giới chuyên nghiệp đều thích sử dụng loại bánh này.

24in: Xe đạp cho trẻ em thường sử dụng kích thước bánh xe này, độ tuổi của trẻ em tầm 10-13 tuổi, nhưng thực ra điều phụ thuộc quan trọng là chiều cao thì đúng hơn. Nên người có vóc dáng nhỏ có thể chọn loại bánh này để đảm bảo sự thoải mái khi điều khiển xe.

20in: Cũng phổ biến trên xe đạp trẻ em và các chiếc được gọi là BMX biểu diễn

16in và 12in: Vẫn là kích thước cho xe đẹp trẻ em nhưng hiện tại, các thể loại xe đạp gấp vẫn dùng kích thước này, để đảm bảo tính nhỏ gọn, dễ di chuyển và mang đi bất cứ đâu.

Hệ thống/ Phuột giảm sốc cho xe (Suspension)

Full Suspension: là đầy đủ giảm sốc trước và sau xe, thường xe đạp leo núi MTB sẽ độc quyền có loại phuột này. Để làm giảm đáng kể các lực tác động từ địa hình lên xe và người lái, ngoài ra còn tăng độ bám đường, giúp cho bạn an tâm hơn để tận hưởng sự thú vị mà MTB mang lại.

Front Suspension: Chỉ có phuột nhún ở phía trước đầu xe, thường xe đạp leo núi MTB và xe đa năng Hybrid sẽ có có tính năng này. Chủ yếu là để thích nghi với những địa hình không quá khó, hoặc trên vỉa hè, đường phố đô thị. Bạn sẽ đỡ mất sức hơn nhưng vẫn an toàn với loại phuột trước.

No Suspension: Không phuộc nhún hay còn gọi là phuột đơ. Vì những người chọn loại phuột này hầu như thích tốc độ cao, nên nếu gắn những loại phuột nhún sẽ hạn chế tốc độ cao. Mà tốc độ cao thường đi ở đường trường, đường trải nhựa bằng phẳng. Những chiếc xe road hay touring sẽ chuộng phuột đơ vì sự thích hợp, không phải tốn thời gian bảo trì thường xuyên cũng là một lợi thế.

icon

VẬN CHUYỂN

MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN, SHIP COD TOÀN QUỐC
icon

CHÍNH SÁCH BẢO HÀNH

BẢO HÀNH 12 THÁNG
icon

CHÍNH SÁCH THANH TOÁN

HỖ TRỢ TRẢ GÓP LÃI XUẤT 0% THANH TOÁN QUẸT THẺ TÍN DỤNG
icon

HỖ TRỢ KỸ THUẬT

ĐỘI NGŨ TƯ VẤN NHIỆT TÌNH HỖ TRỢ 24/7 LIÊN HỆ 0931323009
popup

Số lượng:

Tổng tiền: